Tủ cơm công nghiệp là thiết bị nhà bếp quan trọng trong các bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một số lỗi phổ biến. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết 10 lỗi thường gặp và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả để đảm bảo tủ cơm của bạn hoạt động được trơn tru.
Xem nhanh
−Cấu tạo tủ cơm điện công nghiệp
Dưới đây là mô tả về cấu tạo của tủ cơm điện công nghiệp:
-
Thân tủ
- Được làm từ chất liệu inox cao cấp, dày dặn, chống rỉ sét, đảm bảo độ bền bỉ và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bên ngoài thân tủ có bảng điều khiển hiển thị nhiệt độ, thời gian nấu và các nút chức năng để dễ dàng thao tác.
-
Khoang nấu
- Gồm nhiều khay nấu được làm từ inox, có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng
- Kích thước và số lượng khay nấu đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau
-
Hệ thống điện
- Bao gồm dây điện, ổ cắm, cầu dao, bảng điều khiển,… được thiết kế an toàn, chống cháy nổ
- Có chức năng hẹn giờ nấu, tự động ngắt khi cơm chín, giúp tiết kiệm thời gian và công sức
-
Hệ thống gia nhiệt
- Có thể sử dụng điện hoặc gas để đun nấu
- Thanh nhiệt hoặc pép đốt được bố trí đều trong khoang nấu giúp cơm chín đều và ngon
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
-
Cửa tủ
- Được làm từ inox, chịu nhiệt tốt
- Có gioăng cao su kín khít giúp giữ nhiệt tốt và tránh thất thoát nhiệt
-
Bánh xe
- Giúp di chuyển tủ cơm dễ dàng, thuận tiện
- Có thể chốt bánh xe để cố định tủ khi cần thiết
Nguyên lý hoạt động của tủ cơm công nghiệp
Nguyên lý hoạt động của tủ nấu cơm công nghiệp hay tủ hấp cơm công nghiệp khá đơn giản, đó là nấu chín gạo, hấp thực phẩm bằng hơi nước.
Khi được kết nối với nguồn điện hoặc gas, thanh nhiệt hoặc pép đốt dưới đáy sẽ tự động tạo nhiệt, hình thành hơi nước bao phủ hệ thống khay để làm chín đều các loại thực phẩm, với ưu điểm không làm cháy hay nhão, giữ được hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của cơm.
Quá trình chế biến thực phẩm với tủ cơm công nghiệp rất nhanh chóng và tiện lợi. Người dùng chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp. Hệ thống sẽ tự động làm chín và kết thúc khi quá trình nấu hoàn thành. Ngoài hấp và nấu cơm, có thể kết hợp chế biến các thực phẩm khác cùng lúc, dễ dàng và tiện lợi.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp, nguyên nhân và cách khắc phục
Lỗi thường gặp | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Tủ không hoạt động | Nguồn điện bị ngắt Nước cấp không đủ Điện trở bị cháy |
Kiểm tra đèn báo hiệu Kiểm tra nguồn điện Kiểm tra nguồn cấp nước, cấp nước đủ Vệ sinh đầu dò, điện trở |
Cháy điện trở | Khô nước Không vệ sinh, bụi bẩn dám dẫn đến không tản nhiệt được |
Luôn kiểm tra nước đủ Vệ sinh điện trở thường xuyên |
Hỏng bộ đốt | Khô nước | Luôn kiểm tra nước đủ |
Bếp không đánh lửa | Do không vệ sinh | Thay bộ đánh lửa |
Hư van phao | Do không vệ sinh Bụi bám, bị nghẽn rác |
Vệ sinh thường xuyên Kiểm tra, dọn rác bẩn bị nghẽn |
Tủ cơm bị xì hơi | Bộ đốt bị cháy làm đáy tủ bị thủng Gioăng tủ bị nứt, rách |
Thay gioăng |
Để tránh tình trạng cháy thanh nhiệt hoặc pép đốt, bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng nước trong tủ, đảm bảo nước luôn đủ để tủ hoạt động. Ngoài ra, cần vệ sinh thanh nhiệt/pép đốt định kỳ để loại bỏ cặn bẩn, giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của tủ.
Bạn có thể muốn tham khảo thêm các bài viết hữu ích sau:
- Chính sách bảo hành và hậu mãi tủ hấp cơm Bếp Đỏ
- Liên hệ tư vấn và đặt hàng tủ hấp tại công ty Bếp Đỏ
Các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp sử dụng gas
-
Tủ cơm cháy đáy
- Nguyên nhân: Do nước không được cung cấp đầy đủ vào trong khoang chứa khi tủ hoạt động, dẫn đến tình trạng nước bị cạn khi đun lâu ở nhiệt độ cao
- Cách khắc phục: Trước khi vận hành tủ, cần kiểm tra lượng nước trong tủ để đảm bảo rằng đã đủ tiêu chuẩn trước khi sử dụng
-
Tủ đang hoạt động bị tắt lửa đột ngột
- Nguyên nhân: Do hết gas
- Cách khắc phục: Đảm bảo có sẵn gas dự phòng để thay vào kịp thời khi bình gas bị hết để tránh làm cơm bị sống dở
-
Tủ cơm cháy yếu
- Nguyên nhân: Do van điều áp, van đánh lửa hoặc bộ đốt bị hỏng
- Cách khắc phục: Kiểm tra và thay mới các linh kiện để tủ hoạt động
Các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp sử dụng điện
-
Tủ hấp không vào điện
Khác với dòng tủ nấu cơm dùng gas, tủ nấu cơm công nghiệp dùng điện khi kết nối với nguồn điện để chuẩn bị hoạt động thì đèn báo nguồn sẽ báo sáng. Tuy nhiên, nếu không có tín hiệu điện vào, có thể là một trong các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân 1: Tiếp xúc van phao điện kém (nếu sử dụng phao điện)
- Cách khắc phục 1: Để khắc phục, bạn cần kiểm tra van có bị lệch hay lỏng không, vặn chặt lại van để điện tiếp xúc được. Sau điều chỉnh, tủ sẽ hoạt động
- Nguyên nhân 2: Hư hỏng Aptomat nguồn, hoặc cháy dây điện
- Cách khắc phục: Cách xử lý tốt nhất là thay Aptomat mới để tủ hoạt động đúng chức năng và không ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu. Kiểm tra dây dẫn xem có bị cháy hỏng hay lỏng ở vị trí nào không
Lưu ý: trong quá trình sử dụng, khi kết thúc thời gian nấu bạn phải tắt nguồn cấp nhiệt trước khi mở tủ lấy cơm hoặc thực phẩm. Nếu như không tắt nguồn cấp điện mà vẫn mở tủ lấy cơm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng tủ.
-
Cơm nấu không chín
Thời gian nấu một mẻ cơm bằng tủ nấu cơm công nghiệp thông thường là 45-60 phút. Nếu bỗng một ngày bạn quan sát thấy tủ nấu lâu hơn bình thường mà cơm vẫn không chín thì có thể chiếc tủ của bạn đã gặp phải sự cố do một trong các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân 1: Nước dùng để nấu cơm (nước cấp vào khoang dưới đáy tủ) có chứa nhiều canxi mà bạn vệ sinh không đúng cách, lâu dần cặn canxi bám vào điện trở dẫn đến tuổi thọ của tủ bị giảm, cơm khó chín và chín lâu.
- Cách khắc phục: Bạn hãy vệ sinh khoang tủ sạch sẽ; sau mỗi lần nấu cơm bạn nên vệ sinh tủ, loại bỏ sạch thực phẩm rơi vãi và làm sạch các khay để tủ có thể hoạt động lâu bền và ổn định.
- Nguyên nhân 2: Do thanh nhiệt bị hỏng. Nước được đun sôi nhanh chóng để làm chín thức ăn là nhờ thanh nhiệt. Nếu thấy cơm lâu chín, có thể thanh nhiệt của tủ đã bị hỏng
- Cách khắc phục: Hãy kiểm tra và thay mới các thanh nhiệt hỏng để đảm bảo chất lượng truyền nhiệt của tủ nấu cơm công nghiệp
-
Gioăng tủ nấu cơm bị lệch, hở hoặc bị hỏng
- Nguyên nhân: Do đóng/mở tủ quá mạnh khiến gioăng cửa bị hở hoặc bị vênh lên; hoặc do lâu ngày sử dụng bị bào mòn dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiệt bị thất thoát, cơm nấu không chín đều
- Cách khắc phục: Chỉnh lại gioăng nếu bị lệch hoặc thay đoạn gioăng mới cho tủ
Lời khuyên giành cho bạn
Biết được các lỗi thường gặp khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp sẽ giúp bạn nhận diện và xử lý các vấn đề gặp phải nhanh chóng giúp ổn định kinh doanh. Tuy nhiên đây là 10 lỗi cơ bản dễ gặp và có thể tự xử lý, với những lỗi nặng và khó hơn không thể tự xử lý, liên hệ với đội ngũ kỹ thuật hoặc sử dụng tới dịch vụ sửa chữa tủ hấp chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
Chính xác là thứ mình đang cần!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Đây chính là thông tin mà tôi đang tìm kiếm. Rất hữu ích cho các sản phẩm của tôi!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết!
Rất hữu ích! Bài viết này đã chỉ ra 10 lỗi thường gặp khi sử dụng tủ cơm công nghiệp và cung cấp những cách khắc phục hiệu quả. Những thông tin này đúng là những gì mình đang tìm kiếm để cải thiện quy trình sử dụng tủ cơm trong bếp. Cảm ơn vì đã chia sẻ!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nhé! 😊
Nội dung này thật sự rất hữu ích! Những lỗi thường gặp khi sử dụng tủ cơm công nghiệp và cách khắc phục được trình bày rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng nhận diện và khắc phục sự cố. Tôi tin rằng những mẹo này sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tủ cơm, bảo đảm chất lượng cơm và tiết kiệm thời gian cho nhà bếp. Cảm ơn vì đã chia sẻ thông tin quý báu này!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! 😊