Tủ hấp cơm là thiết bị nhà bếp hữu ích giúp bạn nấu cơm ngon, chín đều và giữ được các chất dinh dưỡng có trong gạo. Tuy nhiên, để sử dụng tủ hấp cơm hiệu quả và lâu bền, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và bảo quản đúng cách. Dưới đây là cách sử dụng và bảo quản tủ hấp cơm hoạt động một cách hiệu quả:
Xem nhanh
−- Hướng dẫn sử dụng tủ hấp cơm công nghiệp đúng cách
- Bước 1: Kiểm tra trước khi nấu
- Bước 2: Lắp đặt điện, gas vào tủ hấp cơm
- Bước 3: Cấp nước vào tủ đúng cách
- Bước 4: Vo gạo & đong gạo định lượng nước trong khay nấu cơm
- Bước 5: Đưa khay chứa gạo vào tủ nấu cơm công nghiệp.
- Bước 6: Kết thúc quá trình nấu cơm bằng tủ hấp cơm công nghiệp
- Bước 7: Vệ sinh tủ hấp cơm sau khi nấu
- Cách bảo quản tủ hấp cơm công nghiệp
Hướng dẫn sử dụng tủ hấp cơm công nghiệp đúng cách
Bước 1: Kiểm tra trước khi nấu
Trước khi bắt đầu quá trình nấu cơm, hãy tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các phương diện kỹ thuật của tủ hấp cơm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
- Kiểm tra tủ hấp cơm sử dụng điện: Đảm bảo công suất điện áp ổn định đúng nguồn điện là 380V hay 220V theo thiết kế của tủ.
- Kiểm tra tủ hấp cơm sử dụng gas: Kiểm tra van gas và đảm bảo công suất gas và lượng gas còn lại sử dụng được tối thiểu trong 45 – 60P để tủ hoạt động được liên tục.
- Kiểm tra van phao cấp nước: sử dụng nước sạch không phèn, tránh tình trạng rỉ sét trong tủ cơm
- Kiểm tra tủ & bên trong tủ và khay luôn sạch sẽ: bao gồm bộ đốt, điện trở hoặc đầu dò mực nước nếu có. Kiểm tra khay đã được vệ sinh sạch hay chưa
- Kiểm tra nguyên liệu: Chuẩn bị gạo sạch, thực hiện vo gạo từ 2 đến 3 lần, tránh vo quá nhiều để không làm mất chất dinh dưỡng của gạo
Bước 2: Lắp đặt điện, gas vào tủ hấp cơm
- Lắp điện: Sử dụng nguồn điện đúng theo thông số tủ hấp nên có aptomat nguồn có số Ampe đảm bảo để dễ dàng cấp nguồn cho tủ hấp, và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Lắp đặt Gas: Có thể dùng bình gas rời hoặc hệ thống gas trung tâm để kết nối và cấp gas cho tủ. Lưu ý sử dụng đúng loại van gas theo thông số của tủ hấp, thông thường sẽ sử dụng van gas thấp áp giống như loại sử dụng cho gia đình.
Lưu ý:
- Đối với tủ hấp cơm dùng điện, dây điện kết nối vào tủ điện của tủ nấu cơm phải là dây chịu được nhiệt độ cao, đảm bảo đúng tiết diện để chịu tải theo công suất của tủ. Chọn thương hiệu tủ hấp uy tín để đảm bảo chất lượng các linh phụ kiện này.
- Đối với tủ hấp cơm dùng gas, đảm bảo ống dẫn gas kết nối vào tủ nên sử dụng loại tốt và để gọn gàng tránh bị tác động bởi nhiệt độ của lửa.
Bước 3: Cấp nước vào tủ đúng cách
Có 3 cách cấp nước vào tủ:
- Cấp nước thủ công trực tiếp vào tủ bằng vòi nước bên ngoài nếu sau mỗi mẻ nấu cơm sẽ vệ sinh khoang tủ.
- Kết nối nguồn nước cấp vào van tủ và cấp nước bằng van phao tự cấp nước tự động. Có thể sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ trong tủ khi nước cạn, hoặc hư hỏng phao dẫn tới tủ cạn nước làm hư hỏng.
Kiểm tra van phao
- Mở van thoát nước, khi nước đang thoát ra mà phao vẫn tiếp tục cấp nước nghĩa là van phao hoạt động bình thường
- Khi đủ nước mà phao vẫn cấp nước, chứng tỏ phao bị hư, cần ngừng việc nấu cơm lại và tiến hành kiểm tra lại phao
Lưu ý: nên để áp nước cấp vào không quá cao làm hư hỏng phao cấp nước. nếu vượt quá cần điều chỉnh van cấp phía ngoài tủ nhỏ lại. Nếu có hư hỏng hãy sửa chữa tủ hấp cơm hoàn chỉnh trước khi sử dụng.
Bước 4: Vo gạo & đong gạo định lượng nước trong khay nấu cơm
- Vo và đong gạo vào khay theo lượng định sẵn và định lượng nước tùy thuộc vào loại cơm mong muốn.
- Sử dụng chậu rửa inox để vo gạo giúp thao tác nhanh, sạch sẽ, an toàn thực phẩm.
- Để tiết kiệm thời gian vo với số lượng gạo nhiều (100kg trở lên), có thể chuẩn bị sẵn nước trong các bồn chậu rửa. Có thể sử dụng bàn 3 chậu rửa liên tiếp chứa nước sẵn, giúp thao tác nhanh hơn, rút ngắn thời gian nấu cơm.
- Dùng cân hoặc thố chứa 3kg gạo để đong gạo. Cũng có thể dùng thố này để đong nước.
Chú ý: Vo gạo nhanh, không để gạo ngâm trong nước quá lâu.
Gợi ý định lượng nước tùy theo mức độ chín mong muốn của cơm và loại gạo bạn sử dụng
- Cơm khô 2kg gạo + 2l nước
- Cơm vừa ăn 2kg gạo + 2,4l nước
- Cơm vừa nở 2kg gạo +2,6l nước
Bước 5: Đưa khay chứa gạo vào tủ nấu cơm công nghiệp.
- Xếp khay vào tủ theo cách định sẵn và đóng cửa tủ lại
- Khi nấu cơm bằng tủ nấu cơm dùng gas thì bật bếp gas và căn giờ để tắt. Hay với tủ hấp dùng điện không điều khiển chúng ta cũng sẽ tự căn giờ để ngắt điện.
- Đối với tủ nấu cơm bằng điện là hoàn toàn tự động, cho phép điều chỉnh thời gian nấu, thời gian hâm nóng lại cơm (nếu cần). Bằng cách vặn nút điều chỉnh thời gian hoặc lập trình trên mặt hiển thị của dòng tủ tự động.
Bước 6: Kết thúc quá trình nấu cơm bằng tủ hấp cơm công nghiệp
Khi hết thời gian nấu, tắt tủ và nên chờ thêm 15 phút để cơm chín mềm hơn và để áp suất trong tủ giảm rồi bắt đầu lấy cơm ra.
Lưu ý: khi lấy cơm đã chín ra ngoài cần đứng tránh hướng mở của tủ để hơi nóng không phả vào người, sử dụng bao tay, lót tay cách nhiệt để đưa khay cơm ra ngoài.
Bước 7: Vệ sinh tủ hấp cơm sau khi nấu
- Vệ sinh khoang tủ hấp, Khay + Điện trở + Bộ đốt, tránh xịt nước trực tiếp vào tủ điều khiển hay bộ phận điều khiển bằng điện.
- Đặt khay thẳng đứng để khay dễ khô và sạch
Chú ý: Cẩn thận nhiệt và nước nóng khi vệ sinh dụng cụ.
Nếu tủ cơm không hoạt động như mong muốn có thể tham khảo nội dung một số lỗi thường gặp của tủ hấp đã được Bếp Đỏ tổng hợp và đưa ra biện pháp khắc phục ở bài viết sau: 10 lỗi thường gặp khi sử dụng tủ cơm công nghiệp và cách khắc phục
Cách bảo quản tủ hấp cơm công nghiệp
Tủ hấp cơm công nghiệp là trợ thủ đắc lực cho các nhà hàng, quán ăn với khả năng nấu cơm nhanh chóng, số lượng lớn và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, việc bảo quản tủ đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bí quyết hữu ích mà Bếp Đỏ muốn chia sẻ đến bạn:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các bộ phận của tủ như gioăng cao su, van xả áp, phao cấp nước,… để đảm bảo tủ hoạt động hiệu quả.
- Sau khi sử dụng, cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tủ để loại bỏ những hạt cơm còn lại, tránh việc gây ra rỉ sét và giữ cho cơm luôn sạch sẽ và không bị ôi thiu
- Nên bảo dưỡng tủ định kỳ bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
- Bố trí, lắp đặt tủ nấu cơm trong không gian thích hợp, đảm bảo kết hợp tốt với các thiết bị khác trong bếp.
Ở trên là những hướng dẫn về việc sử dụng và cách bảo quản tủ hấp cơm công nghiệp đúng cách nhằm kéo dài tuổi thọ tủ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết, các bạn có thể dễ dàng sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và mua hàng hãy liên hệ ngay để đặt hàng tủ hấp cơm và nhận tư vấn từ Bếp Đỏ.
Cảm ơn Trần Đô vì bài viết rất hữu ích! Thông tin về cách sử dụng và bảo quản tủ hấp cơm thật sự đúng với nhu cầu của mình. Rất mong sẽ có thêm nhiều chia sẻ như thế này!
Nếu bạn cần thêm thông tin hay tư vấn gì, đừng ngần ngại liên hệ với mình nhé! 📞 0936.333.466 😊
Chia sẻ này thật sự rất hữu ích!
Nếu bạn cần thêm thông tin hay tư vấn gì, đừng ngại gọi cho mình nhé: 0936.333.466 📞😊
Cách áp dụng đúng những gì mình đang tìm kiếm.
Bạn có cảm nhận gì đặc biệt sau khi đọc bài viết này không?
Thông tin này rất hữu ích cho việc sử dụng và bảo quản tủ hấp cơm, giúp thiết bị hoạt động bền bỉ hơn.