Thiết bị bếp & Máy chế biến thực phẩm BẾP ĐỎ
Giờ làm việc: T2 - T7 từ 8h00 - 17h30 |
Bếp Đỏ Group Thiết bị bếp công nghiệp số 1 Việt Nam

0901.480.899

0938.518.699

21 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết cổ truyền người Việt

Xem nhanh
banh chung tet
mâm cỗ ngày tết

Cũng giống như hoa mai hoa đào xuất hiện báo hiệu xuân về, Các món ăn ngày tết với hương vị cổ truyền quen thuộc cũng cũng thi nhau làm rạo rực trong lòng mỗi người. Mỗi miền trên mảnh đất hình chữ S lại có các món ăn đặc trưng khác nhau nhưng ý nghĩa trong mỗi món ăn ngon dịp tết lại không khác nhau là bao. Những món ăn tết cũng chính là nét văn hóa tết đặc trưng của người Việt mong đợi và cầu chúc nhau mọi điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Sau đây là những món ăn không thể nào thiếu được trong mâm cỗ ngày xuân của mỗi gia đình chúng ta.

Món ngon ngày tết miền bắc

Miền bắc với cái se lạnh cùng những ngày lập xuân mưa phùn báo hiệu một mùa bội thu, mưa thuận gió hòa. Nếu bạn sinh ra ở miền bắc nghe tới đây bạn đã nghĩ tới ngay mâm cỗ đêm giao thừa, những món ăn siêu ngon ngày tết đầu xuân. Không khí sum vầy vui vẻ gắn liền với các món ăn đặc trưng đầy ý nghĩa này.

1. Bánh chưng

bánh trưng món ăn không thể thiếu tết miền bắc
bánh trưng ngày tết

Bánh chưng đứng đầu danh sách các món ăn nhắc tới là thấy tết, bởi đây là một món ăn truyền thống đã có từ thời xa xưa. Đến nay bánh chưng tuy có được biến tấu theo các địa phương nhưng nó vẫn luôn là biểu trưng cho ngày Tết phía bắc. Ý nghĩa sâu sắc cho sự hòa quyện của trời đất, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được nấu trong nồi với thời gian khá lâu. Để nấu được bánh ngon, vuông vắn thì bạn cần phải có chút kinh nghiệm và bàn tay khéo léo. Mỗi năm những ngày áp tết là nhà nhà gói bánh chưng, kinh nghiệm cũng vì thế tích lũy theo thời gian. Kỷ niệm tuổi thơ mỗi đứa trẻ bên nồi bánh là những ký ức đẹp về ngày xuân trong đời bất kỳ ai.

banh trung ngay tet

Xem thêm: Cách làm bánh chưng truyền thống thơm ngon đơn giản

2. Thịt nấu đông

thịt nấu đông ngày xuân se lạnh
thịt đông thơm ngon ngày tết

Với cái thời tiết se lạnh của ngày xuân phía bắc món ăn không thể kể đến đó chính là thịt nấu đông. Thịt heo nấu nhừ cho nước keo trong veo, thịt mềm vị được hòa quyện cùng gia vị tạo nên món ăn thơm ngon hài hòa. Điều đặc biệt nhất của món thịt nấu đông là tuy được chế biến từ thịt heo nhưng trong những ngày tết với mâm cỗ lúc nào cũng đầy sao ăn lại không hề ngán. Khi ăn thịt đông với cơm nóng hoặc kết hợp với món dưa hành dưới đây thì hao cơm thực sự.

3. Dưa hành

dua hanh ngay tet
dưa hành muối chua

Mâm cỗ ngày tết ở miền bắc chưa bao giờ thiếu món hành muối chua hay còn gọi là dưa hành. Đây được xem như món ăn chống ngán hiệu quả nhất đặc biệt ở những ngày xuân mới. Tuy là món ăn giản dị nhưng khi ăn kèm với bánh chưng, giò chả hay thịt đông thì đúng là ngon bá cháy. Vị cay cay chua chua khiến mọi người chỉ cần nghĩ tới là miệng đã thòm thèm.

4. Giò chả

gio lua
giò lụa

Giò chả trước đây được xem như là món ăn cao cấp chỉ dành cho những gia đình có điều kiện. Chính vì thế mà mỗi dịp lễ tết hay nhà có cỗ thì chắc chắn mâm cỗ đó không thể nào thiếu được những khoanh giò, dĩa chả ngon tuyệt. Được làm theo cây với quá trình chế biến cầu kỳ và có bí quyết tạo độ ngon riêng mỗi vùng. Ngày nay dù món ăn này được phổ biến như chấm nước mắm ăn cơm, ăn kèm bánh mì nhưng chắc chắn một điều là mâm cỗ cao thì không thể không có giò chả.

Xem thêm »  Cách làm mứt dừa cho ngày Tết siêu đơn giản ngay tại nhà

5. Chả rán ( nem rán )

nem ran mau vang ong hap dan

Món ăn chế biến rất nhiều công đoạn không phải lúc nào cũng xuất hiện trong mâm cơm mỗi gia đình. Miền bắc mùa xuân cũng chính là mùa cây trái đâm chồi nảy lộc mùa mà vườn rau nhà trồng tươi tốt nhất. Vì thế mà món chả rán được ăn kèm với rau sống như rau xà lách ( rau diếp ) và nhiều loại rau thơm đặc trưng khác. Nước chấm món ăn này cũng khá cầu kỳ, nước mắm tỏi pha loãng với nước sôi để nguội, cho thêm đường, bột ngọt và vắt thêm chanh tạo độ chua. Đây là món ăn kèm rau sống ngon nhất mà mình từng được thưởng thức từ nhỏ tới lớn.

6. Gà luộc

chuẩn bị gà luộc đêm giao thừa

Gà luộc ngày tết có chút khác biệt với món gà luộc ngày thường. Theo phong tục tôn giáo một số nơi sẽ cúng bái tổ tiên đêm giao thừa với gà luộc nguyên con. Bình thường gà sẽ được luộc sớm vào đêm giao thừa để qua đêm da gà sẽ keo lại cho thịt gà chắc, chặt miếng cũng sẽ đẹp và ăn ngon hơn. Miền bắc khi luộc sẽ cho thêm nhánh gừng đập dập khơi dậy mùi thơm của thịt gà. Nước chấm đặc biệt muối tiêu lá chanh cho thêm tiết gà chín thái sợi nhỏ giúp thịt gà đậm đà, nồng hương thơm và có vị bùi bùi. Mâm cỗ ngày tết.

7. Miến dong nấu lòng gà

mien dong nau long ga

Sau món gà luộc thì không thể không nhắc tới món miến dong nấu với lòng gà. Đây mà loại miến đặc trưng của miền bắc với sợi dai và trong. Sở dĩ miến dong xuất hiện ở trong mâm cỗ đầu xuân của người bắc vì sự tiện lợi dễ ăn. Khi đã dùng các món ăn cao lương mỹ vị đầy ắp trên mâm cỗ đầy thường cuối bữa sẽ không ai dùng thêm cơm được. Miến dong nấu gà với một ít rau mùi thái đoạn cho mùi gà thơm nồng sẽ là món ăn cuối bữa dễ ăn nhất thay cơm cho mọi người.

8. Xôi gấc

cach nau xoi gac

Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được làm từ gạo nếp trộn lẫn với thịt quả gấc mang đến hương vị thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng giàu hàm lượng vitamin A.

Món ăn ngày tết miền trung

Khác với thời tiết miền bắc tết miền trung có thời tiết nắng và nhiệt độ cao hơn. Các loại hoa trái hay các món ăn cũng có sự khác biệt rất lớn, nhưng điểm chung ở các món ăn trên mọi miền tổ quốc đó chính là truyền thống từ ngàn đời cùng ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa ở mỗi món ăn ngày tết.

khong khi don tet tai mien trung

Bánh tét

Cùng với bánh chưng thì bánh tét là một phần quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Cách làm bánh tét hơi phức tạp hơn và cũng cần nhiều nguyên liệu hơn bánh chưng. Bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời sau. Bánh cũng có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn là bánh mặn, bánh chay, bánh ngọt, bánh không nhân, bánh nhân thập cẩm… Bánh tét miền trung và bánh tét miền nam cũng có chút khác biệt trong chế biến và chủ yếu xuất hiện ở phần nhân bánh.

Xem thêm »  Gợi ý 10 món bánh siêu ngon, dễ làm với máy đánh bột công nghiệp, gia đình
banh tet mien trung
bánh tét miền trung

Chi tiết: Cách làm bánh bánh tét hương vị truyền thống thơm ngon dễ dàng ngày tết

Nem chua

nem chua thanh hoa

Nhắc tới nem chua thì không thể không nghĩ tới miền trung, nguồn gốc của những món nem chua nổi tiếng. Chính vì thế mà mâm cỗ của người miền trung cũng không thể thiếu vắng những cây nem chua ngon cay nồng với hương vị ớt và tỏi sống. Bất kể khi nào bạn ghé thăm sự hiếu khách của người dân miền trung là thể hiện qua món ăn này kết hợp cùng ly rượu nhâm nhi hàn huyên cùng chủ nhà.

Dưa món

dua mon la mon an khong the thieu trong nhung ngay tet

Giống như dưa hành miền bắc thì ở miền nam có dưa món để ăn kèm bánh tét, thịt gà và các món tết khác. Dưa món được làm từ rau củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, đu đủ, củ kiệu … Thái lát hoặc để nguyên phơi nắng sau đó muối chua. Nhìn thì đơn giản nhưng để tạo ra được dưa món ngũ sắc đẹp và ngon cũng mất khá nhiều công sức và thời gian. Vì thế mà mâm cỗ ngày tết của người miền trung dường như thêm phần thơm ngon, sinh động với hũ dưa món ngon tuyệt.

Tôm chua

tomchua
tôm muối chua

Đây là món ăn đặc sản của xứ huế với vị ngọt của tôm cùng vị ngậy của thịt, vị cay thơm của riềng tỏi ớt và vị chua của khế, vị chát của trái vả và hương của các loại rau thơm… Món ăn đặc biệt này với đầy đủ hương vị cho mâm cỗ ngày tết của người miền trung trọn vẹn.

Chả bò

cha bo mien trung

Giống như những khoanh giò lụa của người miền bắc, miền trung có món ăn chả bò với hương vị mang đậm hơi hướng miền trung. Với màu đỏ mang ý nghĩa may mắn đầu năm, hương vị mặn ngọt, giòn dai, cay quyện với mùi thơm của tiêu đen làm chả bò trở nên đặc biệt thu hút nhất trên mâm cỗ đầy của ngày tết.

Thịt ngâm mắm

thitmam
thịt ngâm mắm

Thịt ngâm nước mắm là một trong những món ăn đặc trưng nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là ở miền Trung thân thương. Từng thớ thịt săn chắc được ngâm cùng nước mắm trong nhiều ngày tạo thành một món ăn cực kỳ ngon miệng. Món này ăn kèm với cơm trắng, xôi nếp hay bánh chưng, bánh tét dịp tết là ngon đúng điệu. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Cùng xem chi tiết cách làm món ăn đặc biệt này nhé!

Món ngon ngày tết miền nam

mam co ngay tet mien nam

Miền nam là nơi kinh tế phát triển giao thoa nhiều nơi vì thế nền ẩm thực miền nam cũng có sự đa dạng và đặc trưng có chung có riêng hấp dẫn. Mâm cỗ đầu xuân của người miền nam cũng được thể hiện với nhiều ý nghĩa sâu sắc qua những món ăn ngon ngày tết.

Thịt kho tàu

thit kho tau
thịt kho tàu

Nhiều bạn nghĩ món ăn này là món ăn thường ngày có thể thấy rất phổ biến nhưng nó lại cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết miền nam. Thịt ba rọi heo được thái cục, kho cùng hột vịt và nước dừa cho hương vị thơm ngậy, ăn cùng cơm hoặc kèm cải chua, củ kiệu thì ngon vô cùng.

Xem thêm »  Cách làm bánh chưng siêu ngon đơn giản ai cũng làm được

Củ kiệu tôm khô

cukieunb

Củ kiệu muối chỉ có ở miền nam với người từ vùng miền khác có thể không quen vị nhưng nó cũng như món dưa hành, dưa món là món ăn kèm hao cơm chống ngán tuyệt vời ngày tết. Củ kiệu còn được kết hợp với tôm khô lên men chua, tôm khô dai dai kết hợp cùng củ kiệu chua chua ngọt ngọt thơm giòn tạo ra một hương vị ngày tết trọn vẹn.

Bánh tét

banhtet
bánh tét ngày xuân miền nam

Bánh tét miền nam có thể nói là giống và cũng khác bánh tét miền trung. cách làm hình thức thì có nét tương đồng nhưng bánh tét đại diện cho hình ảnh mâm cỗ tết miền nam được biến tấu rất nhiều. Có thể thấy nổi tiếng nhất như bánh tét ngũ sắc, bánh tét ngọt, bánh tét nhân chuối sứ,… Bánh tét miền nam cũng rực rỡ và đa dạng như chính mảnh đất này vậy, luôn nhiệt huyết và năng động. Ngày tết truyền thống cũng không thể nào thiếu những đòn bánh tét đầy đủ sắc màu được.

Chi tiết: Cách làm bánh tét ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt

Canh khổ qua nhồi thịt

khoqua

Khổ qua là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Đặc biệt khi có thêm thịt và nấm mèo càng làm tăng sự bổ dưỡng cho món ăn. Có lẽ vì vậy mà canh khổ qua là một sự lựa chọn tuyệt vời với nhiều gia đình trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Món này có khả năng thanh nhiệt rất tốt đồng thời cũng có ý nghĩa bỏ qua những điều kém may mắn để đón về những niềm vui trong năm mới.

Dưa giá

dua gia mien nam chua

Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Mâm cỗ tết của người miền nam có thêm món dưa giá mang tới những ý nghĩa may mắn và cũng là sự chuẩn bị chu đáo về sức khỏe dịp đầu xuân.

lạp xưởng

lap

Lạp xưởng là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã xuất hiện trong ẩm thực Việt từ rất lâu đời, nhất là trong các mâm cơm ngày Tết. Lạp xưởng có màu đỏ hồng đẹp mắt, hương vị béo của mỡ, thơm nức từ gia vị xá xíu và rượu Mai Quế Lộ, ngon dai sần sật mang lại hương vị đặc biệt và ý nghĩa may mắn dịp đầu năm.

Trên đây đều là những món ăn ngon không thể thiếu trong mâm cỗ tết cổ truyền Việt Nam. Dù mỗi miền có khác nhau đôi chút về hương vị nhưng nét tương đồng lớn nhất  vẫn là về ý nghĩa may mắn, ấm no, hạnh phúc và thuận lợi trong năm mới. Hy vọng với bài viết này bạn phần nào có thể cùng gia đình tạo nên mâm cỗ đầy đủ dinh dưỡng, mang lại những may mắn cho bạn gia đình dịp xuân mới.

Tiểu Yến - 0938.518.699 Văn Trực - 0901.480.899 Thanh Hoa - 0938.513.799
biểu tượng website bếp đỏ
BẾP ĐỎ GROUP
Hơn 10 năm cung ứng máy chế biến thực phẩm
Hotline: 0936 333 466
Đăng ký nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí!